Cá khát nước, sự thật như thế nào?

Loài cá sống trong môi trường nước có cần phải uống nước hay không? Và chúng có chịu cảnh khát nước như con người hay nhiều loại sinh vật khác?

Thật ra loài cá không thực sự cảm giác khát nước thì mới uống nước. Việc uống nước chỉ là một phản xạ xảy ra mà không cần một quyết định nào từ cơ thể của chúng. Vì vậy, có thể nói loài cả chẳng bao giờ cảm thấy khát nước cả.

Như chúng ta biết, trong suốt cuộc đời mình, con người sẽ bị phụ thuộc và không thể sống sót nếu thiếu nước. Nhiều loại động vật khác, nhất là những loài sống trên cạn cũng giống như vậy.  Con người hay những loài động vật này liên tục bị mất nước và phải cung cấp nước vào trong cơ thể để có thể duy trì độ cân bằng giữa muối và nước.

Tuy nhiên, đối với cá nói riêng và những loài động vật sống trong nước nói chung, “khát” là một khái niệm hoàn toàn khác biệt.  Đầu tiên là khác với các loài động vật sống trên cạn phải liên tục cung cấp nước vào trong cơ thể, cá sống trong nước, vì thế chúng đã có thừa thãi nước và không bao giờ cảm thấy nhu cầu cấp thiết phải làm việc này. Thứ hai là bản thân việc “khát” ở cá giống như một phản xạ vô điều kiện, nó cứ tự nhiên diễn ra như vậy thôi. Chúng không nhất thiết là phải cảm thấy khát mới uống nước.

Cá nước ngọt và cá nước mặn “uống nước” khác nhau như thế nào?

Tuy nhiên cá nước ngọt và cá nước mặn cũng có những nhu cầu khác nhau về việc “uống nước”. Điều này có liên quan tới cấu trúc cơ thể của mỗi loài.

Cá có thật sự khát nước?

Những loài cá nước ngọt, như tên gọi, sống trong các vùng nước ngọt, và nước ở đây có lượng muối thấp hơn rất nhiều so với vùng nước mặn. Do vậy lượng muối trong máu của các loài cá sống ở đây thường cũng có lượng muối cao hơn so với môi trường nước mà chúng đang sống.

Chính vì vậy, nếu chúng uống nước thì sẽ gặp phải rủi ro bị loãng máu. Đây chính là lí do mà cá nước ngọt không bao giờ chủ động uống nước. Thay vào đó, chúng “hấp thụ” nước qua da và mang qua một quá trình gọi là thẩm thấu, và sau đó thải ra ngoài một hỗn hợp đã bị pha loãng hơn rất nhiều để giảm thiểu lượng nước thừa.

Ngược lại, do lượng muối trong cơ thể các loài cá nước mặn thường thấp hơn so với môi trường mà chúng đang sống, chúng luôn gặp phải rủi ro bị mất nước, nên những loài này luôn chủ động uống nước.

Và do cấu trúc đặc biệt của mang, các loại cá nước mặn có thể thoải mái uống nước muối, xử lý và thải ra ngoài lượng muối thừa qua hệ thống bài tiết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan