Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu

Theo kinh nghiệm dân gian từ xưa truyền lại, khi đang ở trong thời kỳ mang thai phụ nữ nên ăn cháo cá chép. Bởi món ăn này khá lành tính, mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ như giúp thông sữa, chữa ho và tác dụng tốt cho bà mẹ an thai. Vậy bà bầu nên sử dụng cháo cá chép như thế nào để có được hiệu quả tốt nhất.

1. Lợi ích cá chép mang lại cho bà bầu

 

Cá chép được xếp vào nguyên liệu trong danh sách thực phẩm có lợi ích an thai cho bà mẹ trong thời kỳ mang thai. Thành phần dinh dưỡng trong cá chép không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn giúp phát triển trí não cho bé.

Cá chép có chứa nhiều với hàm lượng khoảng 22.9 gam protein, 84 mg cholesterol, acid glutamic, glycerine, chất béo, arginin, omega-3 và các loại vitamin. Toàn bộ những chất dinh dưỡng trong cá chép đều cần thiết và quan trọng đối với mẹ và bé.

Cháo cá chép mang lại đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và bé
Cháo cá chép mang lại đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và bé

Người xưa tin rằng cháo cá chép cho bà bầu có thể giúp cho bé sinh ra có làn da trắng, môi đỏ, thông minh. Cá chép còn được biết như vị thuốc dân gian giúp lợi tiểu, tiêu phù, chữa ho cho trẻ, thông sữa cho bà mẹ nuôi con bú. Hơn nữa, có thể sử dụng món cháo cá chép để chữa trị những bệnh liên quan đến gan và thận. Vì vậy, ăn cháo cá chép rất tốt cho bà mẹ và tăng cường sự phát triển cho bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Để các món ăn chế biến từ cá phát huy tối đa tác dụng, mẹ bầu cũng cần lưu ý khi lựa chọn cá. Bởi vì, ở thời điểm này mẹ bầu và bé khá nhạy cảm với các yếu tố bệnh tật, virus, vi khuẩn… Chính vì vậy, bà mẹ nên xem kỹ lượng nguồn gốc cá trước khi lựa chọn chế biến làm món ăn.

2. Mẹ bầu nên ăn cháo cá chép khi nào?

 

Hầu hết các mẹ bầu đều thắc mắc nên sử dụng cháo cá chép như thế nào để phát huy được hầu hết tác dụng các chất dinh dưỡng của món cháo cá chép. Theo đó, thời điểm vàng giúp bà mẹ sử dụng cháo cá chép tốt là lúc tam cá nguyệt thứ nhất. Khi đó, bé đang ở trong giai đoạn hình thành cấu trúc và cơ quan, nên việc sử dụng cháo cá chép sẽ giúp cho trẻ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng tốt giúp cho quá trình phát triển tốt hơn.

Đặc biệt, khi sử dụng cháo cá chép mẹ bầu nên ăn vào bữa sáng. Bởi vì, sau một đêm dài chìm trong giấc ngủ, dạ dày của bà mẹ đã tiêu hoá hết các dưỡng chất mà cơ thể cần thiết. Và khi thức dậy cùng với việc thưởng thức bữa sáng với một bát cháo cá chép bổ dưỡng sẽ giúp bà mẹ nạp năng lượng và nuôi dưỡng thai nhi.

2.1 Mẹ bầu một ngày nên ăn mấy bữa cháo?

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể ăn cháo cá chép vào giữa hai bữa chính. Sử dụng cháo cá chép giữa sáng và chiều với một bát cháo nhỏ sẽ giúp bổ sung năng lượng cho mẹ sau quá trình làm việc. Bên cạnh đó, trước khi đi ngủ cũng được xem như thời điểm hợp lý để thưởng thức bát cháo cá chép bổ dưỡng chuẩn bị cho một giấc ngủ ngon và chất lượng. Các chất dinh dưỡng trong cháo cá chép sẽ được hấp thu trọn vẹn khi mẹ chìm vào trong giấc ngủ.

Mẹ bầu có thể sử dụng cháo cá chép khoảng 1 đến 2 bữa một ngày. Và mẹ bầu có thể thay đổi phương pháp nấu cũng như lựa chọn các loại thực phẩm thay thế giúp cho món ăn luôn có hương vị hấp dẫn thơm ngon.

3. Cách chế biến cháo cá chép cho mẹ bầu

Để thực đơn cháo cá chép được phong phú và hấp dẫn, các mẹ bầu có thể áp dụng các cách nấu cháo cá chép sau để dễ dàng chế biến món cháo cá chép thơm ngon

3.1. Cháo cá chép nấu cùng đậu xanh

 

Để có món cháo cho bà bầu thơm ngon và hấp dẫn, mẹ bầu cần chuẩn bị các nguyên liệu như: cá chép, đậu xanh đã bóc vỏ, gạo nếp, gạo tẻ, hành tỏi băm, gừng, thì là, các loại hạt như hạt tiêu, bột ngọt, hạt nêm, đường, muối, dầu ăn…

Thực hiện món cháo cá chép cùng với đậu xanh: đầu tiên, bắc một nồi nước lên bếp cùng với một vài lát gừng thái để khử mùi tanh cho cá. Đợi nước sôi, cho cá chép vào luộc cùng một ít thì là để tạo mùi thơm. Đậy vung và luộc cá đến khi cá chín. Vớt cá ra và tách cá khỏi xương. Sau đó, vo gạo, đỗ cho thật sạch rồi đổ nước vào nấu cháo, tùy theo sở thích để điều chỉnh lượng nước cần thiết.

Mẹ có thể lấy chính nước luộc cá để nấu cháo luôn. Đun cháo trong khoảng 1 đến 1.5 tiếng để gạo và đỗ được ninh nhừ. Sau đó, cho thêm nửa cà phê muối, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn để tạo vị đậm đà. Phần thịt các ướp một chút muối, tiêu, nước mắm, sau khi ướp khoảng 10 phút để gia vị ngấm đều vào cá, bắc chảo lên bếp để phi hành tỏi với thịt cá đã ướp. Đảo đều cá để cho gia vị hòa quyện vào nhau. Sau đó trộn cá với cháo đã chín cùng với hành lá, thì là để có món cháo cá chép nấu với đậu xanh thơm ngon, hương vị đậm đà.

3.2. Cháo cá chép nấu với đậu đỏ

 

Để có món cháo cá chép kết hợp cùng với đậu đỏ thơm ngon và hấp dẫn, mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu như: cá chép, đậu đỏ, gạo nếp, táo đỏ, trần bì, hành tỏi băm, gừng, thì là, các loại hạt như hạt tiêu, bột ngọt, hạt nêm, đường, muối, dầu ăn…

Cháo cá chép kết hợp với đậu đỏ giúp tăng vị ngọt và thơm
Cháo cá chép kết hợp với đậu đỏ giúp tăng vị ngọt và thơm

Thực hiện món cháo cá chép cùng với đậu đỏ: đầu tiên, bắc một nồi nước lên bếp cùng với một vài lát gừng thái để khử mùi tanh cho cá. Đợi nước sôi, cho cá chép vào luộc cùng một ít thì là để tạo mùi thơm. Đậy vung và luộc cá đến khi cá chín. Vớt cá ra và tách cá khỏi xương.

Sau đó, vo gạo, đậu đỏ thật sạch rồi đổ nước vào nấu cháo với nước theo tỷ lệ 2 lít nước lọc tương đương với 100 gam gạo nếp. Còn táo đỏ, trần bị và đậu đỏ được hầm với nước luộc cá. Phần thịt các ướp một chút muối, tiêu, nước mắm, sau khi ướp khoảng 10 phút để gia vị ngấm đều vào cá. Sau trộn cá với cháo đã chín cùng hành lá, thì là để có món cháo cá chép nấu với đậu thơm ngon, hương vị đậm đà.

3.3. Cháo cá chép nấu với nấm

 

Nguyên liệu cho món ăn này gồm có: cá chép, nấm rơm, gạo nếp, gạo tẻ, nghệ, hành tỏi băm, gừng, thì là, các loại hạt như hạt tiêu, bột ngọt, hạt nêm, đường, muối, dầu ăn…

Cá bạn có thể sơ chế như các bước trên. Đối với nấm rơm cắt phần đầu, rửa thật sạch rồi cắt làm đôi cho dễ ăn. Sau đó, vo gạo, đậu đỏ thật sạch rồi đổ nước vào nấu cháo chín mềm. Phần thịt khi đã lọc sạch ướp một chút muối, tiêu, nước mắm, sau khi ướp khoảng 10 phút để gia vị ngấm đều vào cá. Xào sơ qua phần gạo đã giã nhuyễn, sau đó đổ nấm, nghệ và phần thịt cá vào nồi cháo, bổ sung gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị.

Có rất nhiều cách nấu cá chép khác nhau. Vì vậy, mẹ bầu có thể áp dụng và thay đổi cách thức để tránh cho món ăn bị nhàm chán đồng thời tận dụng được hết giá trị dinh dưỡng cũng như lợi ích của cá.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan